
Với sự phát triển của nền y khoa hiện nay, không ít các cặp vợ chồng hiếm muộn hay các bạn trẻ có nhu cầu tìm đến phương pháp mang thai hộ. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn khá xa lạ với nhiều người để có thể hiểu đúng. Do đó, bài viết sau đây sẽ lý giải cho bạn đọc về thắc mắc mang thai hộ là như thế nào cũng như một số thông tin quan trọng liên quan khác.
Mục Lục
Định nghĩa mang thai hộ là như thế nào?
Căn cứ Điều khoản 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khái niệm mang thai hộ là như thế nào được giải thích theo hai hình thức sau:
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Là việc một người phụ nữ tự nguyện không vì mục đích thương mại giúp mang thai hộ cặp vợ chồng (người vợ không thể mang thai hoặc sinh sản ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản). Phương pháp triển khai bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ thai trong ống nghiệm, sau đó được cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai, từ đó thai nhi được phát triển và hạ sinh.
Mang thai hộ vì mục đích thương mại: Điều là việc một người mang thai cho người khác để hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác thông qua áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Phân biệt mang thai hộ với đẻ thuê
“Đẻ thuê” là cụm từ được dùng để chỉ việc thuê một người phụ nữ nhờ mang thai và sinh con thay cho người khác, sau đó trao lại đứa bé cho bên thuê để nhận về một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nhất định.
Phương pháp đẻ thuê phổ biến là: Thụ tinh trong ống nghiệm để người “đẻ thuê” mang thai hộ hoặc người chồng của bên thuê sẽ “quan hệ trực tiếp” với bên được thuê để mang thai.
Khác biệt với đẻ thuê, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại đều sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong quá trình thụ thai. Và để thực hiện quá trình mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cả hai bên mang thai và nhờ mang thai đều phải đáp ứng một số điều kiện nhất định mà Luật pháp đề ra.
Ở Việt Nam vấn đề mang thai hộ có hợp pháp không?
Sau khi đã biết mang thai hộ là như thế nào, bạn đọc có nhu cầu áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản này cũng cần lưu ý vấn đề mang thai hộ ở Việt Nam đã được hợp pháp hóa hay chưa. Hiện nay, Luật pháp Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo và cấm tuyệt đối các hành động mang thai hộ vì mục đích thương mại. Quan điểm này đã được thể hiện rõ ràng trong Điều luật bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cấm các hành vi:
“… (g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;…”
Những ai cần đến mang thai hộ
Người nhờ mang thai hộ là như thế nào? Khi một cặp vợ chồng chưa từng có con chung và có nguyện vọng có con nhưng bên phái nữ gặp phải vấn đề khiến họ không thể hoặc bị nguy hiểm khi mang thai và sinh đẻ, đây sẽ là bên nhờ mang thai hộ.
Bạn chỉ có thể nhờ mang thai hộ trong một số trường hợp nhất định như sau:
– Người phụ nữ không có tử cung, hoặc có tử cung nhưng phát triển bất thường;
– Đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung;
– Dính buồng tử cung nặng và không thể phục hồi;
– Bên phái nữ đã sảy thai nhiều lần;
– Mắc bệnh lý không thể mang thai như tim, thận, phổi,… không còn khỏe, có xác nhận của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, đối với điều kiện dành cho người mang thai hộ là như thế nào? Thì theo Khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014, người mang thai hộ phải có đủ điều kiện là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ, đã từng sinh con và ở độ tuổi phù hợp, có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ.
Mong rằng thông qua những thông tin cơ bản mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã hiểu rõ hơn mang thai hộ là như thế nào, từ đó lan tỏa những kiến thức hữu ích này đến nhiều người hơn nữa trong xã hội.
Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi mang thai
Xem thêm : Phụ Nữ Đang Mang Thai Không Nên Ăn Gì?
Liên hệ : 0903.293.295
Fanpage: Thiên Việt Nhật 24h
Website: https://tvn24h.vn
Youtube: Thiên Việt Nhật 24h – YouTube
Địa chỉ:KCN Lương Sơn, Hòa Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình
Xin trân thành cảm ơn khách hàng !