Bác sỹ thiên nhiên

Bác sỹ thiên nhiên

Người mang đến cho độc giả những bài đọc tốt cho sức khỏe

Top 6 loại thuốc viêm họng dành cho mọi lứa tuổi

Thuoc-viem-hong

Thời điểm giao mùa với sự thay đổi của thời tiết và sự sinh sôi của vi khuẩn, virus cũng chính là lúc bệnh viêm họng do cúm mùa, cảm lạnh tăng cao. Viêm họng gây ra các cơn ho, đau rát họng, khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp. Để khắc phục tình trạng không mong muốn này, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc viêm họng uy tín dưới đây.

Mục Lục

Bệnh viêm họng: Nguyên nhân và triệu chứng

benh-viem-hong

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng

Viêm họng là tình trạng niêm mạc vùng cổ họng bị sưng, viêm hoặc đau rát do bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài. Một số nguyên nhân phổ biến gây viêm họng là:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập: Vi khuẩn có thể tích tụ trong khoang miệng hoặc xâm nhập vào họng thông qua đường hô hấp, ăn uống. Còn virus gây viêm họng chủ yếu thuộc các bệnh như cúm mùa, sởi, thủy đậu,…
  • Dị ứng: Phản ứng của cơ thể với tác nhân gây dị ứng có thể bao gồm viêm họng và ho, đôi khi còn có thể nghiêm trọng hơn như sưng viêm niêm mạc, tắc nghẽn đường thở, hen suyễn,…
  • Sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá) quá mức: Việc lạm dụng bia rượu hay hút quá nhiều thuốc lá cũng có thể gây tổn thương trực tiếp đến cổ họng, gây ra tình trạng viêm họng ở nhiều người. 

Triệu chứng bệnh viêm họng

Bên cạnh các triệu chứng phổ biến như: ho khan, ho có đờm, đau rát họng, khô ngứa họng, sốt, khàn tiếng,…tùy vào tình trạng viêm họng mà người mắc có thể đi kèm một số triệu chứng sau:

  • Viêm họng cấp tính: Sốt cao, ớn lạnh nhức đầu, nổi hạch, sổ mũi, ho nặng theo từng cơn, khản tiếng hoặc mất tiếng
  • Viêm họng mãn tính: Đau họng kéo dài, ho có đờm thường xuyên, nóng, tức ngực, ợ hơi (đối với người bị trào thực quản)

Tham khảo thêm tại: Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Một số loại thuốc viêm họng hiệu quả

Thuốc kháng sinh

Nếu bạn bị viêm họng do vi khuẩn gây nên, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để rút ngắn thời gian lây truyền của liên cầu khuẩn cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng các bộ phận khác của cơ thể do vi khuẩn lây lan sang. Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng giảm nguy cơ viêm họng gây ra các biến chứng khác nguy hiểm ở trẻ em như sốt thấp khớp, sốc phản vệ,…

Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến là nhóm thuốc Beta-lactamin như Penicillin, Amoxicillin hay Cephalexin; nhóm thuốc Macrolid như Azythromycin, Erythromycin,…

Cần chú ý rằng đa số các bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn hay do vi khuẩn sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày, sử dụng thuốc kháng sinh không có tác dụng giúp bệnh khỏi nhanh hơn mà chỉ rút ngắn thời gian khuẩn lây lan và giảm nguy cơ biến chứng. Ngoài ra, nếu bạn không bị viêm họng do vi khuẩn gây ra mà do nguyên nhân khác (Ví dụ: Virus) thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng.

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Các loại thuốc này giúp giảm sốt và cải thiện triệu chứng khó nuốt do viêm họng cấp tính gây ra. Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến hay được kê cho bệnh viêm họng là: Aspirin, Paracetamol,…

Cần lưu ý sử dụng các loại thuốc này theo đúng chỉ định của bác sĩ và tuân thủ liều lượng, liều dùng bởi sử dụng chúng trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cũng như gây hại đến dạ dày. 

Thuốc kháng viêm 

Có tác dụng làm giảm triệu chứng nóng, đỏ và sưng tấy ở vòm họng, thuốc kháng viêm là loại thuốc sử dụng để làm giảm phản ứng dị ứng cũng như tình trạng sưng viêm ở người bị viêm họng. 

Hai nhóm thuốc kháng viêm thông dụng là nhóm NSAID và nhóm Corticosteroid, trong đó nhóm Corticosteroid được sử dụng khi tình trạng viêm họng trở nặng. 

Với NSAID, bạn có thể sử dụng Ibuprofen hoặc Diclofenac. Với Corticosteroid, bạn có thể tham khảo Dexamthason hoặc Betamethason.

Thuốc chống viêm giảm phù nề

Đây là các loại men chống viêm nhóm Enzyme có tác dụng chống viêm, giảm phù nề và làm tan đờm. Đối với những người bị viêm họng hạt, ngậm thuốc sẽ giúp thúc đẩy quá trình làm giảm phù nề ở vùng niêm mạc họng, nhờ đó giảm xung huyết ở khu vực niêm mạc bị tổn thương.

Thuốc long đờm 

Đối với những người có triệu chứng ho có đờm, bạn có thể sử dụng các loại thuốc long đờm để làm loãng dịch nhầy trong phổi, từ đó tạo điều kiện tống đờm ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. 

Thuốc điều trị triệu chứng đi kèm

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh và giảm đau chống viêm, bạn cũng có thể tham khảo một số loại thuốc không kê đơn giúp điều trị các triệu chứng đi kèm khi bị viêm họng như đầy hơi, chóng mặt, buồn nôn, khản tiếng,… Một số loại thuốc thường được sử dụng là: thuốc súc họng, thuốc xịt mũi, xịt họng giảm ho, bổ phế, siro ho,…

Một loại thuốc trị ho hiệu quả mà bạn có thể tham khảo là thuốc điều trị ho Androvir của Thiên Việt Nhật. Với hoạt chất chính được chiết xuất từ Xuyên tâm liên – loại cây thảo mộc lâu đời tại Việt Nam, Androvir có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, dùng chữa cảm sốt, ho, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi,… Qua đó, khi kết hợp thảo dược này với Thanh cao hoa vàng – đặc tính kháng virus hay Bách bộ – tác dụng ôn phế, nhuận phế sẽ gia tăng hiệu quả bổ trợ chức năng đường hô hấp của sản phẩm, cùng các thành phần còn lại tạo ra bài thuốc cộng hưởng thành công. Đây cũng là một loại thuốc trị ho thảo dược an toàn không cần kê đơn hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm họng hiệu quả. 

Tham khảo thêm tại: Thực phẩm chức năng hỗ trợ tốt đường hô hấp của bạn – Phù hợp với mọi lứa tuổi 

Một số thói quen tốt để bảo vệ đường hô hấp

thoi-quen-tot-cho-hong

Mặc dù sử dụng thuốc có thể hỗ trợ giảm các ảnh hưởng của viêm họng đến sức khỏe hệ hô hấp cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc các biến chứng của người bệnh, bạn cũng cần rèn luyện những thói quen tốt hàng ngày để có một sức đề kháng khỏe mạnh, bảo vệ vòm họng khỏi những tác nhân gây bệnh.

Một số thói quen tốt để bảo vệ đường hô hấp là:

  • Tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, làm sạch phổi như rau xanh, hoa quả mọng, nước ép; uống đủ nước.
  • Làm sạch mũi và họng hàng ngày bằng cách súc miệng, xịt mũi, xịt họng,…
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc.
  • Bảo vệ mũi họng khi tham gia giao thông, hoạt động và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, khí độc.

Đọc thêm các bài cẩm nang về đường hô hấp của bạn

UỐNG THUỐC HO LẠI HO NHIỀU HƠN – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
BỎ TÚI THUỐC ĐIỀU TRỊ HO HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI MẮC COVID-19
Các Loại Thuốc Trị Ho Thông Thường Trên Thị Trường

Chia sẻ bài viết

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5/5
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon