Bác sỹ thiên nhiên

Bác sỹ thiên nhiên

Người mang đến cho độc giả những bài đọc tốt cho sức khỏe

Bệnh chân tay miệng là gì? Có nguy hiểm không?

bệnh tay chân miệng là gì

Được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm virus cấp tính, bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ nhỏ và có khả năng phát triển thành dịch lớn. Những biểu hiện thường thấy của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng và tổn thương niêm mạc miệng, da. Để tìm hiểu chi tiết bệnh chân tay miệng là gì cũng như có nguy hiểm hay không, hãy theo dõi ngay nội dung được chia sẻ sau đây bạn nhé!

Mục Lục

Hiểu về bệnh chân tay miệng là gì

bệnh tay chân miệng là gì
bệnh tay chân miệng là gì

Khái niệm

Bệnh tay chân miệng tiếng anh là gì? Bệnh tay, chân và miệng có tên Anh ngữ là Hand, foot and, mouth disease (HFMD), khi dịch ra tiếng Việt được biết đến là bệnh TCM – tay chân miệng, một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột họ Picornaviridae gây ra. Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là sốt và mụn nước tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong khoang miệng.

Đối tượng chịu ảnh hưởng chủ yếu của bệnh TCM là trẻ em dưới 10 tuổi, dễ gặp nhất là ở lứa tuổi dưới 5. Khi trẻ lớn lên sẽ thường miễn dịch với bệnh lý này vì các kháng thể được hình thành sau khi phơi nhiễm với virus gây bệnh. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thanh thiếu niên và người lớn nhiễm bệnh.

Biểu hiện bệnh chân tay miệng

Biểu hiện lâm sàng của bệnh TCM là như nhau bất kể người bệnh nhiễm loại virus nào của họ Picornaviridae. Du vậy, người nhiễm enterovirus 71 có khả năng sẽ gặp các biến chứng hiếm, nguy hiểm như viêm màng não do virus, viêm não hoặc tổn thương cơ tim. Bệnh TCM thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa thu, tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12. Thời gian ủ bệnh sẽ là khoảng thời gian từ 3 đến 7 ngày.

Người bệnh thường có các triệu chứng ban đầu là sốt kèm đau họng. Tình trạng biếng ăn và khó chịu cũng có khả năng xảy ra. Tầm 1 đến 2 ngày kể từ khi khởi phát sốt, vết loét gây đau và mụn nước xuất hiện trong khoang miệng hoặc họng, hoặc là cả hai. Mụn nước có thể trú ngụ ở tay, chân, miệng, lưỡi, bên trong má và đôi khi là ở mông (thường là do tiêu chảy xảy ra). Vết loét và mụn nước sẽ biến mất trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn.

Mặc dù bệnh TCM thông thường có biểu hiện nhẹ và chỉ gây sốt trong vài ngày, nhưng đừng chủ quan, và hãy liên hệ ngay tới cơ quan ý tế gần nhất khi vết loét miệng và tình trạng đau họng khiến trẻ không uống được nước, hoặc khi các dấu hiệu và triệu chứng chuyển biến xấu hơn sau vài ngày.

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời, khi đó ở trẻ em có thể xuất hiện các biến chứng có hại như viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não,… thậm chí đe dọa tới tính mạng người bệnh. Bạn cần chú ý rằng có những trường hợp trẻ không có các biểu hiện bệnh, hoặc triệu chứng bệnh không rõ ràng, chỉ loét miệng, không rõ dạng bóng nước mà chỉ hồng ban. Nếu không để ý có thể nhầm lẫn với các bệnh khác mà bỏ qua cho đến khi bệnh đã biến chứng nặng. Đối với trẻ em còn nhỏ, có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh và có nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện muộn và chăm sóc không đúng. Trẻ con thường có thói quen đưa tay, chân hay đồ chơi vào miệng, tạo điều kiện cho virus dễ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết. Bệnh qua đó phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc. Đặc biệt, hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc đặc trị, do đó người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận và đưa đến bệnh viện ngay khi có biểu hiện tệ hơn.

Một số thắc mắc xoay quanh bệnh tay chân miệng

bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không
bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm với đối tượng thường gặp nhất là trẻ nhỏ. Virus gây ra căn bệnh này có khả năng lây lan từ người sang người, thông qua các tiếp xúc, va chạm trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc từ phân của người bệnh.

Bệnh chân tay miệng có ngứa không?

Mụn nước đa phần không gây ngứa ở trẻ em, nhưng dễ gây ngứa dữ dội ở người lớn. Bệnh ở giai đoạn đầu từ 1 đến 2 ngày không hề gây ngứa ngáy, khó chịu giống một số bệnh ngoài ra khác của trẻ. Nếu gia đình, bố mẹ nhận thấy con, cháu mình có các biểu hiện ngứa ngáy, gãi nhiều hay đau rát khó chịu thì cần nhanh chóng đưa đi kiểm tra. Vì rất có thể khi ấy các vết loét trên da của trẻ đã không cẩn thận bị nhiễm trùng và trở nặng hơn.

Xem thêm: tình trạng bệnh chân tay miệng của trẻ em

Xem thêm: Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Liên hệ : 0903.293.295

Fanpage: Thiên Việt Nhật 24h

Website: https://tvn24h.vn

Youtube: Thiên Việt Nhật 24h – YouTube

Địa chỉ:KCN Lương Sơn, Hòa Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình

Xin trân thành cảm ơn khách hàng !

Chia sẻ bài viết

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5/5
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon